Làng nghề truyền thống Trống Đọi Tam nằm ở khu vực Huyện Duy Tiên- Tỉnh Hà Nam. Làng năm ngay chân núi Đọi- nới Vua Lê Thánh Tông ngày xưa đã từng dừng chân. chính vì vậy ở nơi đây thường có ngày mùng 7 Tết hằng năm làm ngày : Tịch Điền để tưởng nhớ tới công lao của vua Lê Thánh Tông. Làng nghề được biết đến với nghề truyền thống làm trống. Làng nghề được sinh ra và phát triển đến nay đã hơn 1000 năm. Nghề làm trống được truyền từ đời này đến đời sau. Những thanh niên của làng luôn có 1 lòng yêu nghề, đam mế nghề rất lớn. Nếu đã là 1 người con của làng nghề thì không ai là không biết về nghề làm Trống
Từ phụ nữ cho đến người già mỗi người gần như đều có tâm huyết với nghề. Các cô, các chị phụ nữ nếu không làm trống thì buộc da trâu phụ chồng , phụ con làm trống. Nhất là ở làng nghề có 1 đội trống gồm 60 chị em phụ nữ từ người già đến thanh niên. Đội Trống nữ nhận đánh trống với màn biểu diễn hết sức đẹp mắt và điệu nghệ. Có lẽ nghề trống truyền thống đã ngấm vào da vào thịt của người dân thôn Đọi Tam.
Bà Đỗ Thị Nguyệt – tổ trưởng tổ trống nữ của làng trống Đọi Tam
Hình ảnh 1 số thành viền của dàn trống nữ Đọi Tam
Tôi- 1 nghệ nhân trẻ trong làng nghề truyền thống. Với tinh thân giữ gìn và phát huy truyền thống của làng nghề, tôi luôn tự động viên mình cần phải cố gắng và rèn luyện thật nhiều để phát huy truyền thống mà cha ông đã để lại. Nếu như các bạn đã từng nghê qua tiếng trống trường, tiếng trống đánh nhân ngày khai mạc lễ hội, trống nơi đình chùa thì chắc chắn đó là tiếng trống do chúng tôi – nghệ nhân làng nghề trống đọi tam Sản xuất và xuất ra thị trường.
Nghệ nhân trẻ tại làng đang trang trí trống cho đình chùa
Anh Nhâm Phạm – chủ xưởng sản xuất trống tại làng nghề Trống Đọi Tam
Cách làm trống của nghệ nhân tại làng nghề Trống Đọi Tam
Như các bạn cũng đã thấy cấu tạo của 1 quả trống hoàn chỉnh bao gồm: Da trâu và thân trống được làm bằng gỗ mít. Nhín thì các bạn có vẻ thấy làm quả trống rất đơn giản nhưng sự thật lại không hề như vậy. Làm trống và căng mặt trống là điều hoàn toàn không hề dễ ban nghĩ… Nếu không có kinh nghiệm và đôi tay khéo léo thì mặt trống sẽ không thể tròn theo tang trống, mà dù có căng thì cũng không tạo ra được âm vang hay. Nếu không có cữ tay quen rất có thể bạn sẽ làm gãy tang trống trong khi căng mặt trống vì khi da được kéo căng sẽ tác động 1 lực kéo rất lớn xuống tang trống. Chính vì vậy đòi hỏi phải có sự khéo léo của người thợ cũng như kinh nghiệm lâu năm trong khi làm
Quy trình làm trống cả các nghệ nhân tại làng nghề
1.Ghép tang trống
Đầu tiên xác định được số đo, kích thước chuẩn của quả trống mà khách đặt. Sau đó nhưng thanh gỗ mít đã được phơi khô, xử lý xong đêm ra để bào xẻ theo kích thước của quả trống. Các thanh gỗ được ghép theo số thứ tự mà người thợ xẻ gỗ đã đánh số sẵn. Sau khi ghép trống xong là đến phần chọn da
2. Chọn da Trâu
Da trâu sau khi được xử lý sẽ được phơi khô 3 4 nắng theo kĩ thuật của người làm da tại làng nghề. Tùy theo trống mà nghệ nhân cần chọn da trầu dày mỏng, vị trí cắt da cũng rất quan trọng. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của quả trống.
3. Chọn đanh đóng giữ mặt trống
Việc này tưởng chừng như đơn giản nhưng lại không hề đơn giản. Đanh tre đóng trống nhằm giữ mặt da khít lại với tang trống, không để da trâu bị trùng. Đanh tre phải chọn nhưng thanh tre đực, phơi thật khô, Không được đóng tre khi còn ướt vì nếu như vậy đóng xong sẽ không giữ được da trâu.
4. Buộc da trâu
Xung quanh mặt da trâu sẽ được buộc bới nhưng thanh tre, hoặc thanh sắt cứng nhằm có tác dụng khi làm trống kéo căng được mặt trống. Việc này đòi hỏi sự hiểu biết cũng như khéo léo trong kinh nghiệm của 1 người nghệ nhân.
Dựng khung và làm trống của nghệ nhân làng nghề Trống Đọi Tam
Cách buộc da trâu của nghệ nhân
công đoạn phơi khô tang gỗ
Công đoạn xẻ tang trống
Orbipsy
15/12/2022